Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay

Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay

Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay đều là vùng địa linh nhân kiệt. Đặc biệt Hồ Tây xưa có nhiều tên gọi như Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoái Hồ, Xác cáo, Trâu Vàng…

  1. Nhìn lại lịch sử Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa

Trong cuốn “Dấu tích Kinh thành” kể rằng, một thi sĩ đời Vĩnh Hựu (1735-1739) nhà Lê đã có cả một tập thơ “Tây Hồ bát cảnh”. Tập thơ này ca ngợi 8 danh thắng nổi tiếng của đất chè ướp sen Tây Hồ xưa như Bến Trúc Nghi Tàm, Rừng bàng Yên Thái, Đàn thề đồng cổ, Phật say làng Thụy, Sâm Cầm rợp bóng, Đồng Bông Nghi Tàm, chợ đêm Khán xuân và tiếng đàn hành cung.

Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa chính là hồ Tây rộng mênh mông, nằm ở hướng Tây Bắc của Kinh thành Thăng Long. Trải qua bao biến cố lịch sử và đời sống dân sinh, Hồ Tây nay chỉ còn khoảng hơn 500 ha mặt nước, nhưng xung quanh hồ đã được chỉnh trang, phù hợp cảnh quan đô thị thời nay.

Đầm sen Hồ Tây đẹp mê hồn

Đầm sen Hồ Tây đẹp mê hồn

Vòng theo con đường mới mở quanh đất chè ướp sen Tây Hồ xưa là quần thể nhiều chùa và đền, đình, trong đó có những ngôi chùa cổ nổi tiếng như Chùa Kim Liên, Chùa Trấn Quốc, Chùa Võng Thị và Đền Quan Thánh. Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch xưa là một hồ, lại nối với Hồ Cổ Ngựa kéo dài đến tận phố Hàng Than ngày nay và thông với sông Hồng.

Đến đầu những năm 1960, đường Cổ Ngư được thế hệ đoàn viên thanh niên tình nguyện ngày đó mở rộng và Bác Hồ đã trực tiếp đặt tên cho con đường này là Đường Thanh Niên, hai bên đường là hồ Trúc Bạch và hồ Tây thơ mộng ngày nay.

“Đường Cổ Ngư xưa, chầm chậm bước ta về…”. Câu ca, lời thơ ấy trong một bài hát viết về Hà Nội của cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã đi vào trái tim của biết bao thế hệ người Hà Nội, yêu Hà Nội và đều thấy nhớ da diết khi xa Hà Nội, xa đất chè ướp sen Tây Hồ xưa thơ mộng.

  1. Đất chè ướp sen Tây Hồ nay

Cảnh sắc đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay, người và hoa luôn ở bên nhau, xen lẫn nước trời mênh mang đã tạo nên cảnh sắc hữu tình, đẹp và thơ mộng. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, quận Tây Hồ có những đổi thay đáng kể trong mọi lĩnh vực. Những tiềm năng, lợi thế của vùng đất cổ đưa Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa của Thủ đô.

Trà sen Tây Hồ ngày nay được sản xuất theo đúng bí quyết truyền thống

Trà sen Tây Hồ ngày nay được sản xuất theo đúng bí quyết truyền thống

Ngoài sản phẩm che uop sen tay ho nức tiếng, Tây Hồ nay còn có cả vùng cảnh quan Hồ Tây – một hồ nước ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với diện tích khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”; hồ Quảng Bá và công viên nước Hồ Tây.

Hạ tầng đô thị và hạ tầng xã hội vùng đất chè ướp sen Tây Hồ nay hiện đại, khang trang. Cùng với những tiến bộ trong công tác cải cách hành chính, bảo đảm an ninh chính trị ổn định của Tây Hồ đã thu hút nhiều công dân nước ngoài, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đến đây kinh doanh, sinh sống. Hiện trên địa bàn quận có hơn 4.500 doanh nghiệp và hơn 7.000 hộ kinh doanh, giúp số thu ngân sách quận gần 2.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, quận đang phát triển đề án Trung tâm giới thiệu và thưởng thức trà sen Tây Hồ. Theo đó, quận Tây Hồ sẽ xây dựng không gian thưởng thức trà sen Tây Hồ, tìm hiểu về trà sen, phương thức ướp trà sen và thưởng ngoạn cảnh quan Hồ Tây.

Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay vẫn là vùng đất cổ nhiều giá trị văn hóa, tiêu biểu là sản phẩm trà sen.


Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa

Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa

Nhiều người thắc mắc, Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa được sản xuất, ướp ủ hương như thế nào, có giống cách ướp trà sen Hồ Tây ngày nay không, cùng tìm hiểu nhé.

– Thưa ông Minh Cường, Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa có từ bao giờ, đây là nét văn hóa ẩm thực nội sinh hay ngoại nhập?

– Câu hỏi này thật khó trả lời, bởi minh triết Việt, văn hóa Việt quen thực hành hơn là ghi chép lại, chưa kể, qua rất nhiều thăng trầm lịch sử với nhiều cuộc ngoại xâm, nhiều cuốn sách hay về văn hóa, lịch sử của Đại Việt ta cũng đã bị giặc phương bắc tiêu hủy, trộm cướp mất. Người ta đã chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của cây trà và phong tục uống trà. Tuy nhiên Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa có từ bao giờ hẳn là câu hỏi khó.

Nếu như miền Bắc Việt Nam ta là một trong những cái nôi của cây trà, thì rất có thể, nguồn gốc của trà ướp sen Hồ Tây là văn hóa nội sinh, là sản phẩm thuần Việt. Tuy nhiên, điều này chỉ là suy đoán, có rất nhiều người vẫn đang đặt ra câu hỏi: “Nguồn gốc của kỹ thuật ướp trà sen Tây Hồ kỳ công đó bắt nguồn từ đâu? Phong cách uống trà sen Hồ Tây cầu kỳ tinh tế ấy này do một nhà sư, một danh nho hay một triều đại minh vương nào khai mở?  Cũng có một vài ý kiến lại cho rằng, nguồn gốc trà ướp sen, phương pháp ướp trà sen cầu kỳ, tinh tế của chúng ta bắt nguồn từ Trung Quốc, chưa có bằng chứng xác đáng về quan điểm này.

thưởng trà sen Hồ Tây

– Vâng, vậy khả năng giả thuyết Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa bắt nguồn từ Trung Hoa có chắc chắn, thưa Ông?

– Qua tìm hiểu, tôi không có nghe thấy trà ướp sen ở bên Trung Hoa được nhắc đến nhiều, hay được ca tụng, mặc dù xứ họ có nhiều loại trà ướp hương khác rất nổi tiếng, có nhiều câu chuyện xung quanh.

Các nước có nền văn hóa Phật giáo hoặc có sen như Ấn Độ, Nhật Bản cũng không thấy có nhắc nhiều đến trà ướp sen. Thậm trí, người Nhật còn rất tò mò và ngưỡng mộ trước văn hóa trà sen Hồ Tây của người Việt.

Tôi thì thiên về giả thiết, Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa do chính người Thăng Long kẻ chợ khai sinh và nâng tầm nghệ thuật. Bởi sao, bởi hoa sen là biểu tượng thanh cao trong văn hóa, đợc xem là đại diện cho tâm hồn Việt Nam thanh tao mà giản dị.

Bông hoa sen Hồ Tây cũng tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của người quân tử; hình ảnh biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc, tượng trưng cho những con người Việt Nam dũng cảm kiên cường.

Hơn nữa, ở Kinh thành Huế, sen hồ Tịnh Tâm của cố đô Huế ngày xưa được dùng để ướp trà cho vua. Trà được đặt vào trong lòng hoa rồi dùng dây buộc lại, ép không cho hoa nở ra, để qua hết đêm trà sẽ hấp thụ toàn bộ hương sen. Sáng hôm sau thì thu trà.

Trà sen Huế vì thế có hương thơm thanh khiết và đậm đà đến say lòng. Như vậy, cùng một quốc gia, cách ướp trà sen Hồ Tây Thăng Long Hà Nội có thể được lựa chọn như là một thứ nghệ thuật cao quý, được tiếp nhận và hoàn thiện dâng vua chúa.

– Vâng, Nguồn gốc Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa nay vẫn sẽ là câu hỏi ngỏ?

– Đúng vậy, cách ướp trà với sen đã ra đời ở đâu? Và có phải chính người Việt Nam đã nâng trà sen Tây Hồ thành nghệ thuật? Phải chăng cách sao ướp trà với gạo sen là cách chế biến trà đặc trưng của riêng người Việt? Ai là ông tổ nghề ướp trà sen Hồ Tây của người Việt?… còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ.

Và có một thực tế là, khách nước ngoài, rất ấn tượng và ngưỡng mộ cách ướp trà sen của Việt Nam, và chúng ta, cũng có nhiều nghệ nhân say sưa với nghề ướp trà sen, và truyền lại cho thế hệ trẻ. Tôi là một trong những người may mắn nhận được sự trân truyền này.

Xin nói thêm, cách ướp Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa cũng không khác nhiều ngày nay. Sen Tây Hồ cùng với Trà Thái Nguyên ngon. Sen hái lúc sáng sớm, tách ra lấy gạo sen rồi ướp trà. Tinh tế là ở công đoạn ủ gạo sen với trà và sấy trà sau mỗi lần ủ hương. Một mẻ chè muốn được “no hương” thì phải trải qua 7 lần vào hương. Mỗi lần ướp gạo sen, các cụ xưa thường ủ kín trong ba ngày trong xong chậu, vại đất, vại sành.

Sau đó lấy chè lẫn gạo sen đóng vào mỗi túi giấy, sấy bằng hơi nước nóng. Mục đích của nồi nước sôi là giúp cho cánh chè khi gặp hơi nước sẽ duỗi ra để ngậm cho chặt hương sen Hồ Tây và khô dần khi nồi nước nguội.

Tiếp đó, các cụ sang bỏ gạo sen cũ, tiếp tục ủ với lượt gạo sen mới tuần tự. Tổng cộng thời gian ủ hương, sấy trà để có được mẻ Trà sen Tây Hồ Hà Nội xưa hảo hạng phải mất từ 20- 30 ngày.