Trà ướp hương sen Hà Nội

Trà ướp hương sen Hà Nội

Người Hà Nội mời nhau dùng Trà ướp hương sen Hà Nội bày tỏ lòng trân trọng và tôn kính. Trà sen hồ Tây là kết tinh hương vị của đất trời Thăng Long.

  1. Bức tranh Trà ướp hương sen Hà Nội xưa

Hương trà ướp sen hồ Tây thơm mẹ cho nhấp thử mỗi lần thừa lộc tổ tiên cứ ngọt ngào theo tôi mãi. Vậy mà trong bao năm, tôi chưa hề tường tận cách ướp trà sen. Cụ Trinh Thục – Trần Thị Hà vốn là con gái quan tổng đốc Trần Tán Bình nổi tiếng trong giới sĩ phu Bắc Hà cuối thế kỷ XIX, sinh thời thường kể chuyện ngày xưa nhà vẫn mua sen, ướp trà, đãi khách.

Trà ướp hương sen Hà Nội rất cầu kỳ. Thứ nhất là khâu chọn sen. Không phải bất cứ loại sen nào cũng ướp được trà. Thứ sen trắng mỏng mảnh chỉ để làm cảnh cho các đình chùa hoặc hái để thờ cúng, cắm chơi… Còn ướp trà, phải là hoa sen đỏ, vì hương sen đỏ nồng đậm hơn, “ăn trà” hơn.

hoa-sen-tram-canh

Cũng không phải hễ thấy sen đỏ là đem ướp trà. Có thứ sen đỏ không thể ướp trà. Từ cổ chí kim, người Hà Nội nhất thiết chỉ dùng đúng một loại sen bách diệp mọc ở vùng Tây Hồ – Quảng Bá để ướp trà. Sinh nhật Bác là lúc lứa sen đầu mùa hé nở. Những bông hoa nở sớm nhất, chính là những bông hoa thơm nhất, nên đem ướp trà.

Việc hái sen ướp trà cũng không phải tùy tiện lúc nào cũng được. Người vùng Tây Hồ – Quảng Bá, Nhật Tân thường dậy từ mờ đất, chống thuyền đi lấy sen, kẻo khi mặt trời lên cao, sẽ làm hương hoa bay vợi mất. Rồi họ chở sen đến các nhà quen đặt hàng trên phố. Đôi khi để lấy lòng khách, họ ở lại cùng chung tay gỡ gạo sen cho nhanh, kẻo nhị hoa ôi mất.

Tôi còn nhớ, hồi trước, cứ mỗi kỳ mẹ ướp trà sen kỹ, cả hai tầng nhà đều thơm nức như trong động tiên. Và bọn trẻ con chúng tôi tha hồ lấy những chiếc gương sen tròn nhỏ, đứng trên cao thả dù sen xoay tròn trên không trung như những mặt trời vàng rực rỡ. Những ánh mặt trời lung linh ấy, có lẽ không bao giờ mờ phai trong ký ức.

Hạt gạo sen hồ Tây, cứ phải trắng tươi màu sữa, to mẩy như hạt gạo nếp cái hoa vàng mới là thứ gạo sen tốt. Các cụ bảo thứ đã ngả sang màu ngà ngà thì nên bỏ đi, ướp như thế phí trà, tốn công! Sau khi sàng sẩy vài ba lần cho gạo sen sạch sẽ, tinh tươm, không lẫn một chút tua sen, cánh sen dù là bé nhỏ nào, có thể tạm gọi là xong phần sen.

Một góc cửa hàng Trà sen Minh Cường, thương hiệu uy tín bán các sản phẩm trà ướp hương sen Hà Nội

Một góc cửa hàng Trà sen Minh Cường, thương hiệu uy tín bán các sản phẩm trà ướp hương sen Hà Nội

  1. Tinh túy Trà ướp hương sen Hà Nội

Trà ướp hương sen Hà Nội là cuộc hôn phối giữa hai thức quý giá tinh túy của trời đất kết hợp với nhau. Cứ một lượt trà, lại một lượt gạo sen. Tuy nhiên có mấy điều kiêng kỵ. Người ướp trà phải giữ thân mình sạch sẽ thơm tho theo lối tự nhiên. Tuyệt đối không dùng xà phòng thơm hay nước hoa để tắm gội, bôi xức, trà sẽ mất mùi, hỏng vị. Nhà hàng xóm có đám tang hay ngả thịt cầy phải dừng ngay việc ướp trà.

Sau một ngày đêm ướp trà với gạo sen, phải đem bỏ lượt gạo sen cũ. Nhưng khi sàng sẩy, phải ngồi trong buồng kín, hệt như lúc lấy gạo sen, không được dùng quạt trần hay quạt máy, quạt nan, quạt giấy gì sất, kẻo bay hết hương sen. Sau mỗi đợt ướp trà như thế, người ta phải sàng bỏ lượt gạo sen cũ, đưa trà đi sấy khô rồi mới ướp tiếp đợt hoa khác.

Sấy trà hương là một nghệ thuật đặc biệt khe khắt, vì nó góp phần quyết định phẩm chất trà và quyết định độ bền của hương thơm sau này. Nhiên liệu sấy tốt nhất là than hoa. Sấy không nên sấy nóng quá, chỉ để khoảng 50 đến 60 độ thôi. Nhưng mà phải sấy thật kỹ. Nếu sấy dối, đưa lên mũi ngửi thì thơm sực lên, nhưng mà để lâu sẽ chóng mốc. Nếu mà sấy kỹ thì tuy tốn sen nhưng bền hương.

Sau chừng từ 5 – 7 lần ướp và sấy như thế, tùy theo mỗi nhà, trung bình cứ một cân chè ướp hết 1.000 đến 1.200, hoặc cao nhất là 1.500 bông sen, là được. Rồi đem đóng gói cất giữ theo lối gia truyền.

Trà ướp hương sen Hà Nội cầu kỳ, tinh tế thế đấy!

Lược theo Vũ Thị Tuyết Nhung


Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay

Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay

Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay đều là vùng địa linh nhân kiệt. Đặc biệt Hồ Tây xưa có nhiều tên gọi như Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoái Hồ, Xác cáo, Trâu Vàng…

  1. Nhìn lại lịch sử Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa

Trong cuốn “Dấu tích Kinh thành” kể rằng, một thi sĩ đời Vĩnh Hựu (1735-1739) nhà Lê đã có cả một tập thơ “Tây Hồ bát cảnh”. Tập thơ này ca ngợi 8 danh thắng nổi tiếng của đất chè ướp sen Tây Hồ xưa như Bến Trúc Nghi Tàm, Rừng bàng Yên Thái, Đàn thề đồng cổ, Phật say làng Thụy, Sâm Cầm rợp bóng, Đồng Bông Nghi Tàm, chợ đêm Khán xuân và tiếng đàn hành cung.

Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa chính là hồ Tây rộng mênh mông, nằm ở hướng Tây Bắc của Kinh thành Thăng Long. Trải qua bao biến cố lịch sử và đời sống dân sinh, Hồ Tây nay chỉ còn khoảng hơn 500 ha mặt nước, nhưng xung quanh hồ đã được chỉnh trang, phù hợp cảnh quan đô thị thời nay.

Đầm sen Hồ Tây đẹp mê hồn

Đầm sen Hồ Tây đẹp mê hồn

Vòng theo con đường mới mở quanh đất chè ướp sen Tây Hồ xưa là quần thể nhiều chùa và đền, đình, trong đó có những ngôi chùa cổ nổi tiếng như Chùa Kim Liên, Chùa Trấn Quốc, Chùa Võng Thị và Đền Quan Thánh. Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch xưa là một hồ, lại nối với Hồ Cổ Ngựa kéo dài đến tận phố Hàng Than ngày nay và thông với sông Hồng.

Đến đầu những năm 1960, đường Cổ Ngư được thế hệ đoàn viên thanh niên tình nguyện ngày đó mở rộng và Bác Hồ đã trực tiếp đặt tên cho con đường này là Đường Thanh Niên, hai bên đường là hồ Trúc Bạch và hồ Tây thơ mộng ngày nay.

“Đường Cổ Ngư xưa, chầm chậm bước ta về…”. Câu ca, lời thơ ấy trong một bài hát viết về Hà Nội của cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã đi vào trái tim của biết bao thế hệ người Hà Nội, yêu Hà Nội và đều thấy nhớ da diết khi xa Hà Nội, xa đất chè ướp sen Tây Hồ xưa thơ mộng.

  1. Đất chè ướp sen Tây Hồ nay

Cảnh sắc đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay, người và hoa luôn ở bên nhau, xen lẫn nước trời mênh mang đã tạo nên cảnh sắc hữu tình, đẹp và thơ mộng. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, quận Tây Hồ có những đổi thay đáng kể trong mọi lĩnh vực. Những tiềm năng, lợi thế của vùng đất cổ đưa Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa của Thủ đô.

Trà sen Tây Hồ ngày nay được sản xuất theo đúng bí quyết truyền thống

Trà sen Tây Hồ ngày nay được sản xuất theo đúng bí quyết truyền thống

Ngoài sản phẩm che uop sen tay ho nức tiếng, Tây Hồ nay còn có cả vùng cảnh quan Hồ Tây – một hồ nước ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với diện tích khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”; hồ Quảng Bá và công viên nước Hồ Tây.

Hạ tầng đô thị và hạ tầng xã hội vùng đất chè ướp sen Tây Hồ nay hiện đại, khang trang. Cùng với những tiến bộ trong công tác cải cách hành chính, bảo đảm an ninh chính trị ổn định của Tây Hồ đã thu hút nhiều công dân nước ngoài, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đến đây kinh doanh, sinh sống. Hiện trên địa bàn quận có hơn 4.500 doanh nghiệp và hơn 7.000 hộ kinh doanh, giúp số thu ngân sách quận gần 2.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, quận đang phát triển đề án Trung tâm giới thiệu và thưởng thức trà sen Tây Hồ. Theo đó, quận Tây Hồ sẽ xây dựng không gian thưởng thức trà sen Tây Hồ, tìm hiểu về trà sen, phương thức ướp trà sen và thưởng ngoạn cảnh quan Hồ Tây.

Đất chè ướp sen Tây Hồ xưa và nay vẫn là vùng đất cổ nhiều giá trị văn hóa, tiêu biểu là sản phẩm trà sen.